Nội bộ Mỹ bất đồng quan điểm về hành vi TQ tại biển Đông

02 Tháng Tám, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái); TNS John McCain (đứng phía sau) tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, ngày 29.7. Photo Courtesy: Reuters

 

Giới quan sát về tình hình biển Đông đã đưa ra nhận định việc nội bộ chính quyền Washington đang có nhiều bất đồng quan điểm về việc điều động tàu chiến tuần tra, vượt qua phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

 

Theo hãng tin RFI nhận định rằng tuy thời gian gần đây Washington tỏ thái độ cứng rắn hơn đối với các hành động bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông, tuy nhiên có nhiều chính khách trong chính phủ Mỹ lại tỏ ra không muốn gây sứt mẻ trong quan hệ với Bắc Kinh.

 

Trong bài phân tích đăng trên mạng ngày 31.7, tờ báo Mỹ chuyên về chính trị Politico đã nêu bật quan điểm chung của Washington hiện nay là Hải quân Mỹ cho tàu thuyền hoặc máy bay tiến vào vùng biển xung quanh hay không phận bên trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh vừa bồi đắp tại khu vực Trường Sa.

 

Qua đó một số chính khách Lầu Năm Góc luôn bảo vệ quan điểm rằng tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ chỉ nên hoạt động tuần tra ngoài phạm vi 12 hải lý, mà Trung Quốc yêu cầu, quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

 

Tuy nhiên, một số các chỉ huy hải quân Mỹ và thượng nghị sĩ Mỹ muốn Mỹ đưa tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý nhằm khẳng định với Bắc Kinh rằng Mỹ phản đối những tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này.

 

Theo những người ủng hộ quan điểm cứng rắn này, nếu không làm vậy, Hoa Kỳ đã mặc nhiên chấp nhận các động thái gây bất ổn của Trung Quốc, đang khiến cho các đồng minh hay đối tác của Mỹ trong khu vực là Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam hết sức lo ngại.

 

Cũng theo tờ Politico, người phản đối mạnh mẽ nhất trước sự ngang tàng của Trung Quốc có Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Cả hai ông này đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền: “Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc”.

 

Quan điểm cứng rắn của Thượng nghị sĩ McCain cũng là lập trường của Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ. Ông là người ủng hộ tích cực việc phái tàu chiến tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo Trung Quốc.

 

Vấn đề tranh cãi trong nội bộ chính quyền Mỹ về Biển Đông diễn ra giữa lúc lãnh đạo các nước Thái Bình Dương, bao gồm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chuẩn tham gia hội nghị an ninh khu vực vào tuần tới tại Mã Lai và trước thềm chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9.2015.

 

Trong vòng 18 tháng qua, Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa, bất chấp sự phản đối từ Mỹ, Việt Nam và các nước trong khu vực. Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc đã đưa pháo, xây đường băng được cho là phục vụ mục đích quân sự, xây trạm radar và đưa thiết bị quân sự khác đến những đảo nhân tạo này.

 

Tổng hợp