Quan hệ Anh – Nga bị sứt mẻ sau vụ cựu điệp viên bị ám sát

21 Tháng Một, 2016 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

Cựu điệp viên Ủy ban an ninh quốc gia Nga (KGB) Alexander Litvinenko trên giường bệnh. Photo Courtesy: Reuters

 

Quan hệ Anh-Nga đang ở mức căng thẳng sau khi giới chức Anh cáo buộc Mạc Tư Khoa đã hạ lệnh đầu độc điệp viên Alexander Litvinenko vào năm 2006.

 

Vào ngày 21.1, Ủy ban Điều tra Công khai của Anh đã đưa ra báo cáo kết luận rằng đương kim Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể có liên quan đến cái chết của cựu điệp viên KGB Alexander Litvinenko vào năm 2006.

 

Theo báo cáo của Ủy ban Điều tra Công khai, ông Litvinenko bị đầu độc bằng loại chất phóng xạ Polonium-210 bởi 2 cựu nhân viên Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) là Dmitry Kovtun và Andrei Lugovoy, “có khả năng” là theo lệnh của ông Nikolai Patrushev (Giám đốc FSB giai đoạn 2006) và ông Putin.

 

Báo cáo cho biết, Lugovy và Kovtun đã đầu độc Litvinenko trong một cuộc gặp mặt ở quán Pine, khách sạn Millennium, London vào tháng 11 năm 2006 để trả đũa cho các quan điểm thẳng thắn của ông này về FSB và ông Putin. Theo trang RT dẫn lời người đứng đầu cuộc điều tra về cái chết của Litvinenko, ông Robert Owen, tuyên bố kết luận trên dựa vào lời khai của nhiều nhân chứng và phân tích các bằng chứng.

 

Cựu điệp viên Litvinenko từng là đại tá của Ủy ban an ninh quốc gia Nga –KGB và mang hàm trung tá trong Cục An ninh Liên bang Nga (FSB) trước khi bị bắt hồi năm 1998 vì cáo buộc vượt quyền. Năm 2000, ông Litvinenko tị nạn sang Anh và được cấp quốc tịch Anh sau đó.

 

Ông Litvinenko thiệt mạng vào năm2006 sau khi uống trà xanh bị tẩm đồng vị phóng xạ hiếm polonium-210 tại một khách sạn ở London, khi đó ông được 43 tuổi.

 

Bộ Ngoại giao Nga bác bỏ kết luận của giới chức Anh và cho rằng cách London xử lý vụ việc này gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ song phương.

 

Trước đó, cuộc điều tra về cái chết của ông Litvinenko đã bị đình trệ trong 8 năm, bởi Chính quyền Anh từ chối cho phép các cơ quan an ninh MI5, MI6 và cảnh sát cung cấp bằng chứng.

 

Ngoài ra, Bộ trưởng nội vụ Anh Theresa May đã tìm mọi cách phản đối cuộc điều tra công khai trên bởi “các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ quốc tế”. Đặc biệt là vào thời điểm đó quan hệ giữa Anh và Nga đang căng thẳng sau vụ máy bay MH17 bị bắn rơi tại Ukraine.

 

Tuy nhiên vào tháng 7.2014, quan hệ hai nước trở nên căng thẳng do xung đột ở miền đông Ukraine. Cuối cùng London đã bật đèn xanh cho một cuộc điều tra chính thức về cái chết của cựu điệp viên Litvinenko.

 

Tổng hợp