Tổng thống Nga khó được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7

16 Tháng Một, 2015 | Tin thế giới

< ?xml:namespace prefix = "o" ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> 

 

 

Thủ tướng Merkel và TT Putin trong một cuộc gặp mặt hồi tháng 4. 2013 tại Hanover. Photo Courtesy: Ronny Hartmann/AFP

 

Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã tuyên bố Tổng thống Nga Putin sẽ không được mời đến dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) sắp tới tại Đức. Hội nghị thượng đỉnh G7 này diễn ra trong hai ngày 7 và 8.6.2015.

 

Vào hôm 16.1, Thủ tướng Merkel đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Allgemeine Zeitung của Đức rằng Tổng thống Nga Putin sẽ không được mời đến dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) được Đức ấn định tổ chức ở ở Bavaria, phía Nam nước Đức.

 

Mà Merkel còn nhận định nguyên nhân của việc Tổng thống Nga không được mời là do nước này sáp nhập Crime đã vi phạm những nguyên tắc của luật pháp quốc tế và những sự kiện xảy ra ở miền đông Ukraine là sự vi phạm nghiêm trọng các giá trị chung đó.

 

Thủ tướng Đức còn nhấn mạnh rằng châu Âu không thể xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga, cho đến khi tất cả các yếu tố của một thỏa thuận 12 điểm được ký hồi tháng 9 năm ngoái giữa Ukraine và lực lượng ly khai được thực hiện đầy đủ.

 

Tuy nhiên, trong một diễn biến mới nhất có liên quan, theo tờ Itar Tass dẫn một nguồn tin thân cận với Liên minh châu Âu (EU) cho biết hiện có 7 trên tổng số 28 nước EU đã ủng hộ việc tháo dỡ các lệnh cấm vận đối với Nga. Các nước này bao gồm: Pháp, Áo, Hungary, Ý, Slovakia, Cộng hòa Czech và Cộng hòa Síp.

 

Nguồn tin này còn cho hay ngoại trưởng 28 nước trong khối EU sẽ không thực hiện các quyết định về lệnh trừng phạt Nga tại cuộc họp đầu tiên trong năm nay, diễn ra vào ngày 19.1 tại Brussels, Bỉ.

 

Cũng theo Itar Tass, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Duma Quốc gia Nga Aleksei Pushkov cho hay lời kêu gọi dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga của Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 5.1 là bằng chứng rõ nhất cho thấy nhiều nước EU đã có thái độ ôn hòa hơn đối với Nga. Và thái độ này bắt đầu có ưu thế trước lập trường trừng phạt cứng rắn của nước Đức.

 

Tổng hợp