Hải Phòng: Phát hiện thêm bãi cọc được cho là của trận Bạch Đằng thế kỷ 13

18 Tháng Hai, 2020 | Tin Việt Nam
Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng vừa gửi tờ trình đến UBND tỉnh Hải Phòng đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ mới phát hiện tại xã Lại Xuân (huyện Thủy Nguyên). Số cọc này được cho là nằm trong số các cọc gỗ của trận Bạch Đằng từ thế kỷ 13. Báo trong nước loan tin hôm 18/2 cho biết trước đó, gia đình ông Đào Văn Đến (ngụ tại Thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) đã phát hiện 13 cọc gỗ nói trên dưới đáy ao khi bơm nước để thu hoạch cá. Ngày 13/2, các chuyên gia và nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đến giám sát khu vực và đánh giá các cọc gỗ này có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu trận Bạch Đằng vào năm 1288. Hiện những di tích cọc gỗ này được ghi nhận có dấu hiệu bị hủy hoại như đầu cọc bị chặt bằng, bị kẹt trong kè đá… và cần được tổ chức khai quật khẩn cấp. Vào tháng 11 năm ngoái, người dân Hải Phòng cũng phát hiện hàng chục cọc gỗ ngàn năm tuổi tại một cánh đồng ở thôn Cao Thùy, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Bảo tàng Hải Phòng tổ chức khai quật hôm 27/11 tại khu vực và phát hiện 27 cọc gỗ nằm trong 3 hố. Người dân địa phương cũng cung cấp thêm thông tin đã khai quật được khoảng 13 cọc gỗ từ 30 năm trước trong lúc canh tác tại cánh đồng. Bảo tàng Hải Phòng cung cấp kết quả khai quật cho rằng các cọc được phân bố theo hướng Đông – Tây, đường kính cọc từ 26 – 46 cm, trên các cọc có mộng ngoàm để buộc dây kéo, các cọc không phân bố thẳng hàng. Kết quả giám định niên đại cho thấy các cọc gỗ này có thể đã được bố trí thành thế trận Bạch Đằng vào thế kỷ 13. Trận Bạch Đằng diễn ra năm 1288 là trận chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông tại khu vực Hải Phòng ngày nay. Thuyền của quân phương Bắc đã đi theo sông Đá Bạc vào Bạch Đằng và bị nhấn chìm bởi trận địa cọc được bày ra bởi ông Trần Quốc Tuấn. Photo courtesy: haiphong.gov.vn

Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng vừa gửi tờ trình đến UBND tỉnh Hải Phòng đề nghị cấp phép khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ mới phát hiện tại xã Lại Xuân (huyện Thủy Nguyên). Số cọc này được cho là nằm trong số các cọc gỗ của trận Bạch Đằng từ thế kỷ 13.

Báo trong nước loan tin hôm 18/2 cho biết trước đó, gia đình ông Đào Văn Đến (ngụ tại Thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên) đã phát hiện 13 cọc gỗ nói trên dưới đáy ao khi bơm nước để thu hoạch cá.

Ngày 13/2, các chuyên gia và nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đến giám sát khu vực và đánh giá các cọc gỗ này có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu trận Bạch Đằng vào năm 1288.

Hiện những di tích cọc gỗ này được ghi nhận có dấu hiệu bị hủy hoại như đầu cọc bị chặt bằng, bị kẹt trong kè đá… và cần được tổ chức khai quật khẩn cấp.

Vào tháng 11 năm ngoái, người dân Hải Phòng cũng phát hiện hàng chục cọc gỗ ngàn năm tuổi tại một cánh đồng ở thôn Cao Thùy, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.

Viện Khảo cổ học Việt Nam phối hợp Bảo tàng Hải Phòng tổ chức khai quật hôm 27/11 tại khu vực và phát hiện 27 cọc gỗ nằm trong 3 hố.

Người dân địa phương cũng cung cấp thêm thông tin đã khai quật được khoảng 13 cọc gỗ từ 30 năm trước trong lúc canh tác tại cánh đồng.

Bảo tàng Hải Phòng cung cấp kết quả khai quật cho rằng các cọc được phân bố theo hướng Đông – Tây, đường kính cọc từ 26 – 46 cm, trên các cọc có mộng ngoàm để buộc dây kéo, các cọc không phân bố thẳng hàng. Kết quả giám định niên đại cho thấy các cọc gỗ này có thể đã được bố trí thành thế trận Bạch Đằng vào thế kỷ 13.

Trận Bạch Đằng diễn ra năm 1288 là trận chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông tại khu vực Hải Phòng ngày nay. Thuyền của quân phương Bắc đã đi theo sông Đá Bạc vào Bạch Đằng và bị nhấn chìm bởi trận địa cọc được bày ra bởi ông Trần Quốc Tuấn.