Triệt tiêu dòng họ Lê Đình để vĩnh viễn chiếm đất: Công và Chức lãnh án tử hình, Doanh chung thân

14 Tháng Chín, 2020 | Tin Việt Nam
Từ trái, các ông Lê Đình Chức (con trai ông Lê Đình Kình), Lê Đình Công (con trai ông Kình), Lê Đình Doanh (con trai ông Công và là cháu nội ông Kình) nói lời sau cùng trước tòa. Hình: Thông Tấn Xã Việt Nam/Thanh Niên

HÀ NỘI – Báo Pháp Luật vào các báo lề đảng chiều Thứ Hai hôm nay (giờ VN) đưa tin Hội đồng Xét xử tuyên phạt bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức án tử hình, bị cáo Lê Đình Doanh (con của bị cáo Công) án tù chung thân.

Điều này có nghĩa, Hội đồng Xét xử phán quyết theo án Viện Kiểm sát đề nghị tuần trước.

Nói rõ hơn: ở Việt Nam, án đã có sẵn, do Bộ Chính trị hay Trung ương đảng chỉ đạo. Phiên tòa xử chỉ là hình thức.

* * *

Sau 3 ngày xử, ngày thứ tư Viện Kiểm sát đã đề nghị các mức án cho 29 bị cáo, trong đó 3 người bị án nặng nhất là hai anh em ruột Lê Đình Công và Lê Đình Chức với án tử hình; Lê Đình Doanh con của Công bị án chung thân.

19 người được đổi tội danh từ giết người sang chống người thi hành công vụ.

Phiên tòa xử từ Thứ Hai 7/9 dự trù kéo dài trong 10 ngày, nhưng qua ngày thứ tư của phiên tòa, đã ngưng xử, chờ Hội đồng Xét xử tuyên án vào ngày Thứ Hai 14/9.

Chương trình Điểm Báo của TVTS phát hình chiều Thứ Sáu ngày giờ ở Melbourne có đặt câu hỏi, liệu trong 4 ngày nghị án, Hội đồng Xét xử có hội ý với đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng không?

Trả lời: Có thể.

Nhưng như mọi người dân Việt Nam đều biết, án đã có rồi. Xử chỉ là hình thức, cho có vẻ chế độ cộng sản cũng có pháp luật, dân chủ. Nếu không, thì lập ra tòa án để làm gì? Xây tòa nhà Quốc hội to như cái lăng ông Hồ để làm gì?

Ông Tây André Menras Hồ Cương Quyết, một thời hết lòng với chế độ của họ Hồ, cũng phải thốt lên rằng, phiên tòa của chế độ chỉ là trò hề, diễn những màn bi hài.

Mặc dầu Viện Kiểm sát coi đây là một vụ án, với tội ác nghiêm trọng, nhưng qua ngày xử thứ ba, đã đổi tội danh của 19 bị cáo, từ giết người sang chống người thi hành công vụ.

Tại sao điều tra, ép cung thậm chí tra tấn ròng rã 8 tháng nhưng khi bắt đầu xử, thì Viện Kiểm sát thay đổi tội danh?

Do áp lực của công luận hay do tính nhân văn của thầy giáo Nguyễn Phú Trọng chăng?

Vì vậy trong 29 người bị truy tố, chỉ còn 6 người bị truy tố với tội danh giết người.

Luật Sư Nguyễn Hồng Bách là người bảo vệ quyền lợi cho gia đình công an thiệt mạng trong vụ tấn công Đồng Tâm. Hình: Zing

Trong 4 ngày xử, do thân nhân bị cáo không được dự, báo chí độc lập cũng không. Do đó, người ta chỉ được biết diễn tiến phiên xử qua báo chính phủ, công an và báo lề phải.

Họ chỉ đưa tin cáo buộc của Viện Kiểm sát, lời thú tội, xin khoan hồng, và lời xin lỗi của các bị cáo đối với thân nhân ba viên cảnh sát bị giết và lời của luật sư bênh vực quyền lợi cho gia đình 3 ông cảnh sát.

Do đó muốn biết các bị cáo và luật sư biện hộ cho họ nói gì phải xem báo lề dân hay xem facebook của các luật sư biện hộ.

Báo Pháp Luật đưa tin, khi phiên tòa 4 ngày kết thúc trong lời nói sau cùng, hầu hết các bị cáo đều bày tỏ sự ăn năn hối lỗi về những hành vi mà mình gây ra vào ngày 9-1-2020 khiến ba công an hy sinh.

Bị cáo Lê Đình Doanh cho hay những ngày tháng bị tạm giam, đã cắn rứt lương tâm rất nhiều nhất là khi nghĩ về con gái của một trong ba liệt sĩ.

Báo lề đảng Pháp Luật nói bị cáo Lê Đình Công nhiều lần nhấn mạnh rằng thời gian bị tạm giam, đã được các cán bộ quản giáo thường xuyên giáo dục, thăm hỏi, động viên, được cấp phát ăn uống đầy đủ.

Nhưng mạng xã hội đưa tin, ông Lê Đình Công trả lời trước toà rằng, mười ngày bị đánh như một. Điều tra viên Phạm Việt Anh, đã dùng dùi cui cao su để đánh.

Blogger Phạm Thanh Nghiên, một người từng bị tù cộng sản, trong bài “Không tra tấn thì phá án thế nào được đã viết như sau:

Ngày thứ 3 của phiên toà xét xử “vụ án Đồng Tâm”, một trong các Luật sư bào chữa cho dân oan (mà toà gọi là “bị cáo”), ông Đặng Đình Mạnh có câu hỏi chung cho 29 người. Ông hỏi rằng:

– Nếu những ai CÓ bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì ngồi yên. Nếu những ai KHÔNG bị tra tấn trong giai đoạn điều tra thì xin vui lòng giơ tay.

Có 19 người ngồi yên đồng nghĩa với việc 19 trên 29 người bị tra tấn trong quá trình điều tra.

Nhưng không có gì chắc chắn rằng 10 người còn lại không bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần trong giai đoạn bị giam giữ để lấy cung.

Chuyện bi hài trong phiên tòa này là những phát ngôn của Nguyễn Hồng Bách, luật sư bênh vực quyền lợi cho các gia đình của ba ông công an.

Cho đến nay, phía luật sư biện hộ cho các bị cáo cũng như người dân đều muốn biết ai ra lệnh đưa 3,000 cảnh sát tấn công dân Đồng Tâm, văn bản ai viết, hiện ở đâu?

Luật sư Nguyễn Hồng Bách, đã vô tình hay cố ý, tiết lộ phần nào trong phiên tòa, qua tường thuật của báo Người Lao Động.

Luật sư Bách khẳng định 3 cảnh sát hy sinh đã thực thi công vụ, theo kế hoạch 419A được giao. Sau khi các chiến sĩ hi sinh, Đảng và Nhà nước đã xem xét thành tích thăng quân hàm vượt cấp cả 3 người.

Trước đề nghị phải thực nghiệm điều tra, và dựng lại hiện trường vụ án, luật sư Nguyễn Hồng Bách bày tỏ quan điểm không đồng ý.

Theo luật sư Bách, một số luật sư của các bị cáo nêu ra vấn đề này khiến ông cảm thấy đau nhói. “Chúng ta có thể dựng lại hiện trường 1 vụ giết người tàn bạo như vậy hay không? Ai là người dám chui xuống cái hố đó, cho người khác đổ xăng lên?”- luật sư Bách nêu quan điểm.

Trong phiên xử giám đốc thẩm, vụ án Hồ Duy Hải vào tháng 5 vừa qua, Viện Kiểm sát đã đề nghị thực nghiệm lại hiện trường tại bưu điện Cầu Voi, nhưng Chánh án Nguyễn Hòa Bình không chấp nhận.

Khác với Luật sư Bách, ông chánh án không ngại kiếm người đóng vai bị hiếp dâm, bị đánh chết, bị đâm, hay ngại gợi lại nỗi đau của gia đình của hai cô gái bị giết.

Chỉ vì thực nghiệm hiện trường bưu điện Cầu Voi, thì Hồ Duy Hải sẽ trắng án. Cũng vậy, thực nghiệm hiện trường hố kỹ thuật ở Đồng Tâm, thì dân Đồng Tâm sẽ vô tội.

Mà kẻ có tội là Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm, hay những tên chóp bu trong đảng Cộng sản!

Và chuyện khôi hài nhất là, luật sư Bách cho rằng không nên trưng ra văn bản kế hoạch hành quân 419A, vì đó là bí mật nhà nước, bí mật quốc gia.