Trung Cộng sủa nhưng không cắn. Pelosi làm nhục Tập Cận Bình, Đài Loan vẫn bất khuất

04 Tháng Tám, 2022 | Tin thế giới
Đài Loan cho biết họ đã điều động máy bay phản lực để cảnh báo máy bay chiến đấu của Trung Quốc vào thứ Tư, 3/8. Photo: Reuters

Sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào ngày Thứ Tư vừa qua và chẳng có chuyện gì xảy ra, không có thế  chiến thứ ba như người ta lo sợ, nhà báo bảo thủ nổi tiếng của Úc là Andrew Bolt viết trên Skynews.com.au:

Bà đã hoàn toàn làm nhục nhà độc tài Trung Cộng. Tôi nghĩ bà đã làm Joe Biden xem ra yếu nhưng bà làm cho Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Cộng xem ra còn yếu hơn”.

Một nhà bình luận khác nói Trung Cộng chỉ sủa nhưng không cắn.

Thật vậy, Trung Cộng huy động hải lục không quân đe dọa Đài Loan bằng những cuộc tập trận của xe tăng từ bờ biển Hoa lục, tàu chiến bắn đạn thật từ đường trung tuyến eo biển Đài Loan và chiến đấu cơ bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Tất cả những chuyện này, Bắc Kinh đã từng làm và làm nhiều lần trong thời gian gần đây. Trung Cộng tuyên bố ngưng nhập cảng và xuất cảng nhiều mặt đối với Đài Loan, là chuyện cũng đã từng làm. Cho nên, bị gọi là sủa mà không cắn là đúng. Con sư tử mà ngày trước Napoleon nói, không có răng!

Chỉ tội cho đàn em Việt Cộng sợ tên bay đạn lạc nên cả gần 100 chuyến bay đi qua eo biển và không phận Đài Loan phải đổi hướng, mất thêm thì giờ và dĩ nhiên tốn nhiên liệu trong thời buổi giá xăng dầu tăng.

Dĩ nhiên, cũng có những người lo sợ cho Đài Loan, nhưng Đài Loan đâu có sợ Trung Cộng và họ tuyên bố không bao giờ khuất phục trước thái độ dọa nạt của Tập Cận Bình.

Sau đây là một bản tin của BBC về tình hình ở eo biển Đài Loan trong mấy ngày qua:

Trung Quốc tập trận ‘lớn chưa từng có’ sau chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi

Năm cuộc tập trận quân sự quy mô chưa từng có của Trung Quốc bắt đầu lúc 12:00 giờ địa phương (04:00 GMT), ở một số vùng biển quanh Đài Loan.

Tổng thống Thái Anh Văn cho biết Đài Loan đã phải đối mặt với “các mối đe dọa quân sự tăng cường có chủ ý”.

Đài Loan nói Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng khu vực, và rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc đang phong tỏa không phận và hải phận hòn đảo này.

Nhà phân tích Bonnie Lin nói với BBC rằng quân đội Đài Loan sẽ phản ứng thận trọng nhưng vẫn có nguy cơ đối đầu.

“Ví dụ, nếu Trung Quốc quyết định điều máy bay qua không phận của Đài Loan, có khả năng Đài Loan sẽ cố gắng đánh chặn chúng. Và chúng ta có thể thấy một vụ va chạm trên không, chúng ta có thể thấy nhiều kịch bản khác nhau đang diễn ra,” bà nói.

Chuyên gia quân sự Đài Loan Lu Li-shi dự đoán rằng Trung Quốc có thể bắn tên lửa qua Đài Bắc, Đài Trung và Cao Hùng khi họ tiến về một trong sáu khu vực mà Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) đã chỉ định cho các cuộc tập trận bắn đạn thật trong trong tuần này, theo Taiwannews.

Bà Pelosi đã có chuyến thăm ngắn ngủi nhưng gây tranh cãi tới Đài Loan, nơi mà Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai.

Các cuộc tập trận – lớn nhất từ trước đến nay của Trung Quốc xung quanh Đài Loan – là phản ứng chính của Bắc Kinh đối với chuyến thăm, mặc dù nước này cũng đã ngăn chặn một số hoạt động thương mại với hòn đảo này.

Các cuộc tập trận sẽ diễn ra ở các tuyến đường thủy đông đúc và sẽ bao gồm bắn đạn thật tầm xa, Bắc Kinh cho biết.

Quân đội Đài Loan cũng đã bắn pháo sáng để xua đuổi máy bay không xác định, có thể là drone, khi chúng bay qua các đảo Kim Môn, nằm gần đất liền,

Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng cho biết họ đã hứng chịu các cuộc tấn công mạng, sau các cuộc tấn công tương tự vào các trang web khác của chính phủ hồi đầu tuần.

Các khu vực gần sát Đài Loan mà Trung Quốc tuyên bố tập trận. Nguồn: truyền thông TQ, via BBC

Đài Loan đã yêu cầu các tàu tìm các tuyến đường thay thế để tránh cuộc tập trận và đang đàm phán với các nước láng giềng Nhật Bản và Philippines để tìm các tuyến hàng không thay thế.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết các cuộc tập trận là vô trách nhiệm và cảnh báo chúng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

Mỹ hy vọng Bắc Kinh tránh “leo thang có thể dẫn đến sai lầm hoặc tính toán sai lầm” trên không hoặc trên biển, ông nói trong một cuộc phỏng vấn với National Public Radio hôm thứ Tư.

Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại đối với Trung Quốc liên quan đến các khu vực nơi Bắc Kinh tiến hành tập trận quân sự. Nhật Bản nói rằng các khu vực này chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.

Tokyo hy vọng các vấn đề xung quanh Đài Loan sẽ được “giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại”, Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho biết hôm thứ Tư.

Các ranh giới EEZ của Nhật Bản vốn gây tranh cãi giữa các nước láng giềng. Chúng bao gồm một số đảo nhỏ cũng được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói rằng vùng biển ở khu vực này chưa được phân định và Bắc Kinh không chấp nhận “cái gọi là” đặc khu kinh tế của Nhật Bản.