Nhân ngày 19/01/2024: Báo điện tử etvts số 1966 đặc biệt đánh dấu 50 năm Trung Cộng chiếm Hoàng Sa

17 Tháng Một, 2024 | Tin nước Úc
Những thủy thủ tham gia trận Hoàng Sa được chào đón tại đất liền. Hình: Hải quân VNCH via BBC

Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, được Chính phủ Quốc gia của Bảo Đại qua Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố tại hội nghị San Francisco ở Hoa Kỳ năm 1951 là của Việt Nam.

Đến năm 1958 Thủ tướng Cộng sản Bắc Việt Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Trung Cộng về quyền lãnh hải 12 hải lý mà Trung Cộng tuyên bố, gián tiếp thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng. Ngày 19/01/1974 Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa, 74 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh bảo vệ lãnh thổ đất  nước. Bắc Việt (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) hoàn toàn im lặng, không phản đối hay lên án Trung Cộng.

Năm 1977, Phạm Văn Đồng biện hộ việc viết công hàm “bán nước” năm 1958 là vì nhu cầu chiến tranh!!!

Để đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng,  báo điện tử www.etvts.com.au phát hành Thứ Tư hôm nay 17/01/2024  có một số bài mà  website www.tvtsonline.com.au xin trích vài đoạn.

Mời quý vị vào mạng đánh www.etvts.com.au để xem các bài sau đây. Báo ETVTS chỉ đăng một tuần, sau đó sẽ gỡ xuống để đưa số báo mới lên. Xin nhanh chóng đọc trước khi không còn trên mạng nữa.

Sau đây là trích đoạn:

Mất Hoàng Sa dân đau xót, đảng vô tư (bài xã luận trang 6)

Thứ Sáu 19/01/2024 tới đây kỷ niệm đúng 50 năm Hoàng Sa mất vào tay Trung Cộng. Nửa thế kỷ trôi qua, con dân Việt Nam thấy gì, đảng CSVN đã làm gì?

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN từ nhiều thế kỷ trước và mặc dù VN nằm dưới sự đô hộ của Pháp, nó vẫn là của VN. Năm 1951 tại hội nghị San Francisco ở Hoa Kỳ quy tụ 51 nước, Thủ tướng Chính phủ Quốc gia VN Trần Văn Hữu của Bảo Đại long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VN. Hội nghị này nhằm mục đích thảo luận Hiệp ước Hòa bình giữa các nước Đồng minh và Nhật Bản sau Đệ nhị Thế chiến. Ngoại trưởng Nhật Gromyko đề nghị 13 khoản tu chính trong đó có khoản nhìn nhận chủ quyền của Cộng  hòa Nhân dân Trung Hoa với quần đảo Hoàng Sa nhưng bị 48 trong số 51 nước bỏ phiếu chống (3 phiếu thuận). Điều này có nghĩa quốc tế nhìn nhận chủ quyền thuộc Chính phủ Quốc gia VN của Bảo Đại… (bấm để xem tiếp tại www.etvts.com.au)

 

Nhớ về 50 năm Trận Hải Chiến Hoàng Sa (trang 8)

Các cựu HQ Thiếu Úy Nguyễn Tân Hải (phải) và Nguyễn Văn Tiên tự là “Tiên Robot” (1974 – khóa 25), chụp năm 2019 tại Westminster, CA dịp hội ngộ sau 45 Ra Khơi Đệ Tam Dương Cưu. Hình cung cấp

(Bài của cựu Hải quân Thiếu úy Nguyễn Tân Hải) –  Năm mươi năm trôi qua như một giấc mơ, một giấc mơ dài với mọi cảm xúc yêu, thương, mong nhớ, thù, hận mỗi khi nghĩ về cuộc chiến Việt Nam. Giấc mơ về Hải Chiến Hoàng Sa không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người hơn một lần mang tính hải hồ, sông nước như các chàng hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Đầu năm 1974 chiến tranh chống lại Công quân đã kéo dài 20 năm chưa đến ngày kết thúc, bạn đồng mình Mỹ, Úc và Đại Hàn đã rút quân để lại một chiến trường dang dở cho Quân LựcVNCH. Tôi còn nhớ như in, vào buổi sáng 20/01/1974, Liên đoàn Sinh Viên Sĩ Quan gồm 2 Đại đội khóa 25 và 26 được lệnh tập họp tại thao diễn trường để được thông báo một tin quan trọng. Thông báo của Bộ Chỉ huy quân trường là Chiến Hạm của chúng ta đụng độ với chiến hạm Trung Cộng để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tàu chiến TC với sự yểm trợ của các máy bay phản lực đã bỏ bom và tiến chiếm phần quần đảo Hoàng Sa,  một phần của tổ quốc Việt nam. Một đại đội địa phương quân QLVNCH đã phải đầu hàng vì yếu thế trong trận chiến. Quân địch đã chiếm các cơ sở quân sự và dân sự trên đảo Hoàng Sa.

Những chiến hạm thuộc Hải Quân VN đã được lệnh tham chiến, từ Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4, Khu Trục Hạm Trần Bình Trọng HQ5, Khu Trục Hạm HQ16 Lý Thuờng Kiệt đến Hộ Tống Ham HQ10 Nhật Tảo đều trực chỉ Hoàng Sa. Hạm đội VNCH do Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc chỉ huy… (bấm để xem tiếp tại www.etvts.com.au)

Ngoài ra, còn một số bài liên quan đến sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn tại Úc, trích đoạn:

Chúng ta sẽ chống CS như thế nào qua hội thảo về Quyết Định 1334 (trang 15)

Tủ kính trưng hình Cờ Vàng và bộ quân phục VNCH tại Đài Chiến sĩ Trận vong Melbourne Shrine of Remembrance tháng 6 năm 2024…

Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm hiện là Chủ tịch Liên hội Người Việt Tị nạn tại Cộng hòa Liên bang Đức, một tổ chức hình thành vào năm 1982 khi số người Việt tị nạn đã bắt đầu vào Đức với một số lượng lớn. Theo bà, kể từ khi có Nghị quyết 36 nhiều người đã thay lòng đổi dạ vì quyền lợi cá nhân của họ hay sợ tham gia chống cộng, biểu tình thì sẽ bị nhận diện và không thể về Việt Nam.

…Trong một buổi lễ long trọng ghi ơn nước Úc, và đọc lịch sử vinh danh quân lực VNCH anh dũng can trường với sự hiện diện của các cựu chiến binh VNCH và gia đình, thân hữu cùng một số cựu quân nhân Úc từng tham chiến ở Việt Nam với huy chương có hình lá Cờ Vàng. Hình: TVTS

Tại Đức có 24 hội đoàn tham gia sinh hoạt với Liên hội Người Việt tị nạn từ Frankfurt đến Berlin nhưng càng ngày càng ít người tham dự các hoạt động chống Cộng, nên số người tham dự các cuộc biểu tình thường chỉ khoảng 100 người với những người vẫn còn tha thiết với cộng đồng tị nạn trong đó có những người đi sáu bảy trăm cây số về Berlin.

Cho nên bà Mỹ Lâm rất phấn khởi khi đến Melbourne và thấy rằng dù cuộc hội thảo diễn ra trong tuần mà có chừng này người đến tham dự, là điều rất quý và bà nói với ông Nguyễn Quang Duy cũng như khoảng 45 người tham dự hội thảo, đây là điều đáng trân quý…(còn tiếp, bấm để xem www.etvts.com.au)

Một thành tích chống cộng sản tuyên truyền: Ông Đặng Văn Đạt (đứng, hình TVTS) , Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH-VIC trình bày vụ hình ông Hồ, dép râu và cờ Mặt trận Giải phóng Miền Nam (hình trái, chụp từ máy chiếu trong buổi họp) được trưng bày ở Đài Tử sĩ Melbourne. Tháng 6 năm 2023, trong một buổi lễ long trọng tổ chức tại Đài Chiến sĩ Trận vong Melbourne có đông đảo quan khách Việt và cựu chiến binh Việt và Úc tham dự, Cờ Vàng và bộ quân phục VNCH đã được trưng bày trong hộp kính tại viện bảo tàng Melbourne Shrine of Remenbrance. Nhưng gần đây anh em hội Cựu Quân Nhân tình cờ phát hiện hộp kính trưng hình ông Hồ Chí Minh, đôi dép râu và cờ Mặt trận Giải phóng (hình trái), họ đã gặp ban quản trị viện bảo tàng khiếu nại, giải thích nên sau đó chúng bị dẹp đi, thay Cờ Vàng và quân phục VNCH trở lại

Luật sư Nguyễn Tân Hải, cố vấn pháp lý của Cộng đồng NVTD-Victoria cũng chia sẻ vài sự hiểu biết về mặt pháp lý đối với  Quyết định 1334 nói riêng và những hoạt động của người cộng sản hay thân cộng tại Úc nói chung.

Luật sự Hải nói, cũng như ở Đức, Úc là nước tự do nhưng cảnh sát liên bang và tình báo Úc đều theo dõi những hoạt động có tính cách gián điệp từ nước ngoài. Ở xứ tự do này, mọi người được tự do nhưng phải tuân theo luật pháp Úc.

Nói về Quyết định 1334, ông Hải cho rằng mọi người ở Úc đều có quyền lập hội, không ai có quyền ngăn cản nhưng chúng ta may mắn  nhờ có sự xung đột giữa Úc với Trung Cộng qua nạn dịch Covid, và để ngăn ngừa sự xâm nhập của cộng sản TQ nên Úc đã đưa ra hai bộ luật vào năm 2017. Bộ luật thứ nhất “Foreign Interference Act”  chống sự can thiệp của nước ngoài vào Úc. Đạo luật thứ hai “Registration of Agents” buộc phải đăng bạ những người hoạt động (gián điệp) cho lợi ích của nước ngoài tại Úc. Cả hai bộ luật đã có hiệu lực và người thứ nhất bị buộc tội bởi các đạo luật này là ông Sunny Duong (Di Sanh Dương), một người Việt gốc Hoa bị đưa ra Tòa Trung thẩm Victoria xử, và vào cuối tháng vừa qua, đã bị một bồi thẩm đoàn phán có tội làm gián điệp cho Trung Cộng và đang chờ tòa đưa ra bản án trong nay mai. Ông ta làm chủ tịch một hội tại Victoria, dùng $37,000 đô la với mục đích ảnh hưởng đến chính trị gia Úc và làm lợi cho đảng CSTQ.

Từ trái: LS Nguyễn Tân Hải, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và Chủ tịch Nguyễn Quang Duy trong buổi hội thảo ngày 11/1/2024 tại Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng ở Noerth Sunshine. Hình: TVTS

LS Hải chia sẻ: Tất cả những người đến từ Việt Nam đều có quyền lập hội đoàn, tòa đại sứ VN ở Úc có quyền hỗ trợ miễn là các hội đoàn đó tuân thủ luật pháp nước Úc. Tuy nhiên hai bộ luật này có thể bảo vệ cho chúng ta. Thí dụ, một người trong các hội đoàn đó lấy thông tin, lũng đoạn các hội đoàn trong Cộng đồng NVTD hoặc cộng đồng tị nạn VN, thì chúng ta có quyền báo cáo lên các cơ quan thẩm quyền  Úc như Văn phòng Bộ Nội Vụ Úc (Australian Home Office) hay Cơ quan Tình báo Phản gián Úc (ASIO) nhưng không phải ai muốn nói gì thì nói, nói phải có bằng chứng và khi có bằng chứng thì họ sẽ có biện pháp theo dõi, chế tài… (xem tiếp bằng cách bấm vào www.etvts.com.au)

 

FABA khai xuân Giáp Thìn 2024 tại Footscray “Trăm hội tổ chức, trăm họ mừng xuân” (trang 20)

Bà Thị trưởng Thành phố Maribyrnong Cúc Lâm (phải) và Chủ bút TVTS Nguyễn Hồng Anh tại hội chợ tết của FABA. Hình: TVTS

Hàng năm, tại thành phố Melbourne có rất nhiều hội chợ chuẩn bị và mở đầu cho một năm mới kéo dài hơn cả tháng. TiVi Tuần-san đã tham dự các hội chợ tết trong khoảng 40 năm qua, từ nhỏ đến tầm vóc lớn.  Sau này TVTS  thường cho rằng Melbourne là thành phố nơi người Việt ăn tết lâu nhất thế giới kéo dài cả 5 tuần lễ vào các ngày cuối tuần với khoảng năm sáu hội chợ xuân lớn của các hội thương gia và các hội đoàn lớn trong cộng đồng, đó là chưa kể của các tôn giáo và các hội nhỏ: “Tết đến trăm hội tổ  chức, trăm họ khai xuân”.

Tòa soạn TVTS ở Collingwood nằm sát trung tâm thành phố (Melbourne CBD) nên hầu như không bỏ sót ba hội chợ tết khi được thư mời như của Hội Thương gia Footscray (SABA), Hội Thương gia đường Victoria, Richmond (VSBA) và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu bang Victoria.

Năm nay, hội chợ tết của FABA được tổ chức vào ngày Chủ Nhật 14/1/2024 (nhằm ngày mồng bốn tháng Chạp, Quý Mão) trên đường Leeds Street ở Footscray, kéo dài từ góc đường Hopkins (nơi có cổng chào với hai con chim Lạc) đến đường Donald Street.

Khác với thời gian trước dịch Covid, hội chợ tết Footscray thường tổ chức trên đường Hopkins nối dài với Barkly, là con đường buôn bán chính và huyết mạch của Footscray. Người ta đóng cửa xe lưu thông để khách thập phương đi bộ thưởng ngoạn tết Việt Nam, được đặt tên  Đông Gặp Tây (Eat Meets West). Nhưng do lượng khách ít hơn sau đại dịch, Hội FABA khi tổ chức hội chợ tết trở lại, đã chọn tổ chức trên đoạn đường Leeds dài khoảng 200 mét ít xe cộ qua lại và ấm cúng với nhiều quán xá và văn phòng mới xây sau này kể từ khi có đợt người tị nạn Việt Nam sau năm 1975.

Năm nay trời tốt, nhiệt độ khoảng 22 độ C, nắng đủ ấm sau những ngày hè trời lạnh (nước Úc bị bão lụt từ bắc xuống nam) có thể là lý do để nhiều du khách tới mừng xuân tại một thành phố được xem là đa văn hàng đầu Melbourne và cũng là nơi có nhiều người Việt tị nạn nhất, có nhiều hoạt động của cộng đồng Việt Nam nhất, dù sau này người Việt chuyển ra vùng xa trung tâm thành phố hơn như Sunshine,  St Albans.

Khác với năm ngoái, hội chợ Giáp Thìn năm nay có nhiều gian hàng hơn với vài ba trò chơi mạnh  và vài chục gian hàng trong đó phần lớn bán thức ăn. Hội chợ được quảng cáo bắt đầu từ 11am và sẽ chấm dứt lúc 9pm với màn đốt pháo. Người tổ chức hội chợ tết Footscray (Event Manager) là ông Hải Phạm, cũng là người điều hợp viên hội chợ tết của Cộng đồng NVTD-Victoria vào hai ngày 17 và 18 tháng 2 sắp tới.

Chương trình chính thức bắt đầu lúc 12 giờ trưa khi khách du xuân đã qua lại nhiều trên đoạn đường dành cho hội chợ tết với sân khấu nằm cuối đường, sát với Donald Street. (xem tiếp bài này bằng cách vào mạng tvtsonline.com.au hay www.etvts.com.au)