Vi khuẩn trong miệng đóng vai trò quan trọng đối với ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản cũng như một số loại bệnh khác.
Trong thực tế, chỉ trong 5 năm trở lại đây các nhà khoa học đã nhận ra rằng 80% vi khuẩn trên cơ thể người không thể phát triển trên đĩa thí nghiệm. Điều này có nghĩa các nghiên cứu trước đó tập trung vào nghiên cứu về sự phát triển của vi khuẩn trên người trong phòng thí nghiệm chỉ cung cấp một phần rất nhỏ của bức tranh về thế giới siêu vi trên cơ thể. Cho đến khi các nhà nghiên cứu bắt đầu sắp xếp ADN của vi khuẩn họ mới hoàn thiện bức tranh và có thể chỉ rõ nhiều siêu vi đã bị bỏ qua.
Hiện các nhà khoa học bắt đầu hiểu hơn về mối liên quan khăng khít giữa siêu vi trong miệng với 1 số ung thư. Nghiên cứu của Ahn tập trung vào các ung thư như ung thư tuyến tụy và ung thư miệng.
Tất cả chúng ta đều có một bộ vi sinh “lõi” với 5 nhóm vi khuẩn chính. Nhưng ở quần thể lớn hơn, có sự khác biệt giữa mọi người thì một người có thể mang nhiều vi khuẩn hơn do lây từ người khác.
Nhóm nghiên cứu của Jiyoung Ahn, trợ lý giáo sư về dịch tễ học của trường Y ĐH New York, đã dựa trên ung thư tuyến tụy và tìm thấy một loại vi khuẩn đường miệng với tỉ lệ cao hơn. Đó là vi khuẩn Porphyromonas gingivalis, làm tăng 60% nguy cơ ung thư tuyến tụy so với những người có lượng vi khuẩn này ít hơn. Và mức độ cao của vi khuẩn Aggregatibacteractinomycetemcomitans, sẽ làm tăng gấp đôi ung thư tuyến tụy .
Ung thư tuyến tụy là một trong những ugn thư gây chết người nhiều nhất, do đặc biệt khó chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
Như vậy, bằng nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa vi khuẩn và ung thư, các nhà khoa học đã có thể chỉ ra nguy cơ ung thư dựa trên sự hiện diện của vi khuẩn trên cá thể. Và điều quan trọng hơn nhiều của những vi khuẩn và siêu vi này được gọi là the microbiome này là có thể cung cấp những thông tin về những gì có thể làm để giảm nguy cơ ung thư.
Bà Ahn đã trình bày nghiên cứu này vào ngày 2/4 tại Hội nghị thường niên về Nghiên cứu ung thư của Hiệp Hội Ung bướu Hoa kỳ và cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua tìm kiếm vi khuẩn trong miệng.
Trước đó, nghiên cứu cho thấy hút thuốc làm giảm vi khuẩn Proteobacteria và sau khi bỏ thuốc, lượng vi khuẩn này sẽ tăng qua các năm.
Một nghiên cứu khác cho thấy những người uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày sẽ có lượng vi khuẩn Lactobacillus thấp, trong khi đây là vi khuẩn “thân thiện” với cơ thể.
Theo Dân Trí